1. HÃY ĐÁNH CẮP NHƯ MỘT NGHỆ SĨ
*RÁC VÀO, RÁC RA - chất lượng đầu vào quyết định chất lượng đầu ra
Nghệ sĩ là nhà sưu tầm. Không phải kẻ thu gom tích trữ. Sự khác biệt: Kẻ thu gom tích trữ thu thập một cách không phân biệt, còn nghệ sĩ sưu tầm một cách chọn lọc. Họ chỉ thu thập những gì mà họ thật sự yêu thích mà thôi.
Có một học thuyết kinh tế cho rằng nếu bạn lấy bình quân thu nhập của năm người bạn thân nhất của bạn, kết quả sẽ khá sát với thu nhập của bạn!
Tôi cho rằng “thu nhập” về ý tưởng của chúng ta cũng vậy. Bạn sẽ chỉ đạt đến đẳng cấp ngang với chất lượng của những thứ bạn xếp quanh mình mà thôi. Nhiệm vụ của bạn là sưu tầm những ý tưởng chất lượng. Càng thu thập nhiều ý tưởng hay, bạn càng có nhiều sự lựa chọn cho những ý tưởng sẽ ảnh hưởng tới bạn.
“HÃY ĐÁNH CẮP TỪ BẮT CỨ THỨ GÌ CÓ KHẢ NĂNG GÂY CẢM HỨNG VÀ TIẾP THÊM NĂNG LƯỢNG CHO SỨC TƯỞNG TƯỢNG CỦA BẠN. HÃY SAY MÊ NGẤU NGHIẾN NHỮNG BỘ PHIM CŨ VÀ MỚI, NHỮNG BÀI HÁT, NHỮNG CUỐN SÁCH, BỨC TRANH, NHỮNG TẤM ẢNH, BÀI THƠ, NHỮNG GIẤC MƠ, NHỮNG CUỘC TRÒ CHUYỆN BẤT CHỢT, CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC, NHỮNG CÂY CẦU, BIỂN BÁO, CÂY CỐI, BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG. HÃY CHỈ ĐÁNH CẮP TỪ NHỮNG THỨ CHẠM TRỰC TIẾP ĐẾN TÂM HỒN BẠN. KHI ĐÓ, TÁC PHẨM (VÀ BẢN NHÁI) CỦA BẠN SẼ TRỞ THÀNH CHÂN THỰC.”
*TỰ DẠY BẢN THÂN
Bạn phải tò mò về chính thế giới mà bạn đang sống. Hãy tìm tòi mọi thứ. Lần theo từng tài liệu tham khảo. Hãy đào sâu hơn những kẻ khác - đó là cách để bạn thành công.
Hãy Google mọi thứ. Ý tôi là tất cả mọi thứ. Google những giấc mơ của bạn. Google những vấn đề của bạn.
Cuốn sách bạn đọc đôi khi không quan trọng bằng việc nó sẽ dẫn đến cuốn sách tiếp theo.
*ĐÁNH CẮP, TÍCH TRỮ, ĐỂ DÀNH
Mỗi khi bạn thấy thứ gì đó đáng đánh cắp, hãy cho nó vào tệp sưu tập. Mỗi khi bạn cần chút cảm hứng? hãy mở tệp sưu tập ra.
“Thà lấy những thứ không thuộc về bạn còn hơn để nó bị lãng quên nằm đó chơ vơ”
2. ĐỪNG ĐỢI ĐẾN KHI BIẾT MÌNH LÀ AI MỚI BẮT ĐẦU
*SÁNG TẠO ĐỂ HIỂU MÌNH
Chính trong quá trình sáng tạo và làm việc, chúng ta sẽ tìm ra được mình là ai.
*BẮT ĐẦU BẮT CHƯỚC
Không một ai sinh ra đã có phong cách hay tiếng nói riêng cả. Chúng ta không vừa chui ra từ bụng mẹ ra mà đã biết mình là ai. Ngay từ thuở ban đầu, ta đã học bằng cách giả vờ làm theo những người hùng của mình. Chúng ta học bằng cách bắt chước. Chúng ta học viết bằng cách sao chép các ký tự trong bảng chữ cái. Nhạc sỹ học cách chơi nhạc qua việc thực hành tập luyện thang âm. Hoạ sỹ thì học vẽ bằng cách chép lại những kiệt tác.
Đầu tiên, bạn phải tìm ra bạn muốn bắt chước ai. Thứ hai bạn phải tìm ra mình muốn bắt chước thứ gì.
Bạn bắt đầu bằng cách viết lại catalog của người hùng của bạn. Và đừng “đánh cắp” từ một trong số bọn họ, hãy “đánh cắp” của tất cả bọn họ. Nếu bạn sao chép từ một tác giả, đó là đạo văn, nhưng nếu bạn sao chép từ rất nhiều người, đó là sự nghiên cứu. “Nếu bạn chỉ bị ảnh hưởng bởi duy nhất một người, mọi người sẽ nói bạn là “ai đó” tiếp theo, nhưng nếu bạn bắt chước cả trăm người, ai cũng sẽ nói rằng con người bạn thật nguyên gốc!”
*BẮT CHƯỚC KHÔNG PHẢI LÀ CÁCH TÁN DƯƠNG
Tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ phải chuyển từ việc bắt chước người hùng của bạn sang việc mô phỏng lại họ. Bắt chước là sao chép lại còn mô phỏng là đưa sự bắt chước lên một bước xa hơn, chuyển hoá nó thành thứ của riêng mình.
Một nhược điểm tuyệt vời của loài người là chúng ta không có khả năng tạo ra những bản sao hoàn hảo. Sự thất bại trong việc bắt chước người hùng của mình là lúc ta khám phá ra cái riêng của mình nằm ở đâu. Đó chính là cách chúng ta tiến hoá.
3. HÃY VIẾT CUỐN SÁCH MÀ BẠN MUỐN ĐỌC
*VIẾT NHỮNG GÌ BẠN THÍCH
Mỗi khi bạn cảm thấy lạc lối không biết phải đi bước gì tiếp theo, hãy hỏi bản thân rằng: “điều gì sẽ làm nên một câu chuyện hay hơn?”
4. LÀM VIỆC THỦ CÔNG
*TRÁNH XA MÀN HÌNH
Việc ngồi trước máy tính cả ngày đang dần giết chết cả bạn lẫn công việc của bạn. Chúng ta cần được di chuyển, để cảm thấy rằng ta đang tạo nên thứ gì đó bằng cả cơ thể mình, chứ không chỉ bằng đầu óc.
Những thành quả chỉ đến từ trí óc thực ra không tốt chút nào. Hãy nhìn một người nhạc sĩ giỏi chơi một bản nhạc. Nhìn một nhà lãnh đạo vĩ đại trình bày một bài phát biểu. Bạn sẽ hiểu tôi đang nói gì.
Bạn cần phải tìm cách đưa cơ thể mình vào công việc bạn làm. Hệ thần kinh của chúng ta không hề hoạt động một chiều - cơ thể cũng có thể chi phối não bộ nhiều như cách não bộ điều khiển được cơ thể. Bạn biết câu nói “going through the motions” không? Nghĩ bóng của nó là “làm lấy lệ”, làm mà không hứng thú hay nghĩ nó quan trọng. Nhưng nghĩa đen của nó chính là thứ cho thấy sự tuyệt vời của công việc sáng tạo: Nếu chúng ta làm một động tác nào đó, nếu ta gẩy một dây đàn, lật qua lật lại mẩu giấy nhớ trên bàn ở một buổi hội thảo hay bắt đầu nặn đất sét, bộ não sẽ được khởi động cho việc suy nghĩ.
“Tôi đã nhìn chằm chằm vào cái màn hình phẳng sáng chói của máy tính đủ lâu rồi. Hãy cho bản thân thêm thời gian để làm những việc ngoài đời thực…Như trồng một cái cây, đưa chó đi dạo, đọc một cuốn sách hay đi nghe hoà nhạc.”
Phải đến lúc tôi bắt đầu quay về dùng những thứ dụng cụ thủ công thì công việc sáng tạo mới trở nên thú vị trở lại và những tác phẩm của tôi mới bắt đầu có cải thiện. Khi viết cuốn sách đầu tiên của tôi, Newspaper Blackout (tập thơ được làm bằng cách xoá và ghép câu chữ từ những bài báo), tôi đã cố thực hành thủ công nhiều nhất có thể trong quá trình sáng tạo. Tất cả những câu thơ trong cuốn sách đó đều được tạo ra bằng một bài báo và một chiếc bút dạ. Quá trình đó gắn kết với hầu hết các giác quan của tôi: thứ cảm giác của báo in trong tay, những dòng chữ dần biến mất dưới từng nét gạch, tiếng rịn rít của ngòi bút trên mặt giấy và mùi hương của mực - tựa như một phép màu đang xảy ra vậy. Khi viết những dòng thơ đó, tôi không còn cảm giác như mình đang làm việc mà giống như đang giải trí vậy.
Làm việc trên máy tính sẽ thuận lợi cho việc chỉnh sửa những ý tưởng của bạn, cho việc trâu chuốt chúng trước khi “trình làng”, nhưng lại không tốt cho việc tạo ra ý tưởng. Bạn có quá nhiều cơ hội để nhấn nút xoá. Máy tính đánh thức những con người cầu toàn trong mỗi chúng ta - khiến chúng ta chỉnh sửa các ý tưởng kể cả trước khi nghĩ ra chúng.
5. DỰ ÁN BÊN LỀ VÀ SỞ THÍCH ĐỀU QUAN TRỌNG
*TẬP TRÌ HOÃN MỘT CÁCH NĂNG SUẤT
Tôi nghĩ rằng bạn nên làm nhiều dự án cùng một lúc vì như thế bạn có thể chủ động đổi phiên từ dự án này sang dự án khác. Khi bạn cảm thấy chán một dự án, hãy chuyển sang làm cái khác, và quay lại với dự án trước khi bạn lại chán dự án này. Hãy trì hoãn một cách năng suất.
Hãy dành thời gian để bản thân cảm thấy buồn tẻ. Những nhà sáng tạo cần thời gian để dừng lại và không làm gì cả. Tôi nghĩ ra những ý tưởng hay ho nhất khi tôi thấy tẻ ngắt, vì thế nên tôi không bao giờ mang quần áo đi giặt là. Tôi yêu việc tự là quần áo - nó thật nhạt nhẽo, và gần như lần nào tôi cũng có thêm ý tưởng hay khi làm việc đó. Khi bạn cạn sức sáng tạo hãy đi rửa bát. Ra ngoài và đi dạo thật lâu. Nhìn chằm chằm vào một chỗ trên tường lâu nhất mà bạn có thể.
Dành thời gian để xáo trộn mọi thứ xung quanh. Hãy đi lạc. Lang thang. Bạn không biết được nó sẽ dẫn bạn đến đâu đâu.
*ĐỪNG GẠT BỎ PHẦN NÀO CỦA CON NGƯỜI BẠN
Nếu bạn có hai hay thậm chí ba đam mê mãnh liệt, đừng nghĩ rằng bạn phải chọn giữa chúng. Đừng gạt bỏ gì cả. Giữ tất cả những đam mê trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn yêu thích nhiều thứ, hãy cứ tiếp tục dành thời gian cho nó. “Hãy để những đam mê của bạn hoà quyện vào nhau và điều gì đó sẽ bắt đầu xảy ra thôi.”
Điểm chính yếu ở đây là, bạn có thể gạt bỏ đi một vài đam mê và chỉ tập trung vào một thứ, nhưng sau một thời gian, bạn sẽ dần cảm thấy thật hụt hẫng.
Việc có một sở thích riêng mình rất quan trọng. Một sở thích là một thứ gì đó sáng tạo, chỉ dành riêng cho bạn. Bạn sẽ không cố gắng để làm giàu hay trở nên nổi tiếng nhờ nó, bạn thích nó đơn thuần vì nó làm bạn vui. Sở thích là thứ chỉ cho đi chứ không lấy lại.
6. BÍ QUYẾT: LÀM RA NHỮNG SẢN PHẨM TỐT VÀ CHIA SẺ CHÚNG
*LÚC ĐẦU THÌ, VÔ DANH LÀ TỐT
*CÔNG THỰC KHÔNG BÍ MẬT CHO LẮM
Bước 1: Tò mò về điều gì đó.
Bước 2: Rủ những người khác tò mò cùng bạn. Bạn nên tò mò về những thứ mà chẳng ai hiếu kì đến cả. Nếu ai ai cũng tò mò về quả táo, hãy hiếu kỳ về quả cam. Bạn càng cởi mở khi chia sẻ về đam mê của mình thì mọi người càng cảm nhận được tác phẩm của bạn một cách gần gũi hơn.
7. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KHÔNG CÒN LÀ RÀO CẢN
*XÂY DỰNG THẾ GIỚI RIÊNG CỦA BẠN
Bạn không phải dọn nhà đi đâu ngoài chính nơi bạn đang sống để bắt đầu kết nối với thế giới mà bạn muốn.
Tất cả những gì bạn cần là một chút không gian và một chút thời gian - một nơi để làm việc, với một khoảng thời gian để làm nó; một chút cô đơn tự thân và một chút giam hãm tạm thời.
*RA KHỎI NHÀ
“Khoảng cách và sự khác biệt là liều thuốc bổ bí mật của sáng tạo. Khi chúng ta trở về nhà, nhà vẫn là nhà. Nhưng có gì đó trong tâm trí ta đã thay đổi, và điều đó làm thay đổi mọi thứ.”
Nói rằng vị trí địa lý không còn là vấn đề kiểm soát được chúng ta không có nghĩa rằng địa điểm không còn quan trọng nữa. Nơi ta chọn để sống vẫn có sức ảnh hưởng lớn công việc mà ta làm.
Vào một thời điểm nào đó, khi có thể, bạn phải rời khỏi nhà. Bạn luôn có thể quay lại, nhưng bạn phải rời khỏi nhà ít nhất một lần.
Não bộ của bạn cảm thấy quá thoải mái và quen thuộc với khung cảnh hàng ngày. Bạn cần làm nó cảm thấy khó chịu. Bạn cần dành thời gian ở một vùng đất khác, giữa những người làm những việc khác với bạn. Dịch chuyển khiến thế giới trở nên khác lạ, và thế giới trông mới mẻ hơn, não bộ sẽ hoạt động nhiều hơn.
Việc sống quanh những người thú vị rất có ích cho bạn, và họ không nhất thiết phải làm cùng công việc với bạn.
Bạn cần phải tìm được một nơi có thể nuôi dưỡng bạn - nuôi dưỡng sức sáng tạo, nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội, tâm linh, và cả nuôi bạn theo nghĩa đen (nơi có những món ngon)
8. SỐNG THÂN THIỆN (THẾ GIỚI NÀY RẤT NHỎ BÉ)
*KẾT THÊM BẠN, MẶC KẺ THÙ
*HÃY ĐỨNG CẠNH NHỮNG TÀI NĂNG
Bạn sẽ cần: sự tò mò + lòng tốt + sức bền + không ngại trông hơi đần khi đứng cạnh những người tài giỏi.
*ĐỪNG KIẾM CHUYỆN, HÃY ĐI LÀM GÌ ĐÓ
“Hãy phàn nàn về cách người khác làm phần mềm bằng cách làm phần mềm”
*VIẾT THƯ HÂM MỘ
Khi còn trẻ, tôi đã viết rất nhiều thư hâm mộ và may mắn được phản hồi từ một vài người hùng của tôi. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng vấn đề với thư hâm mộ là bạn luôn có một thứ áp lực để được người nhận trả lời.
Nếu bạn thực sự yêu mến tác phẩm của ai đó, bạn sẽ không cần một lời phản hồi từ họ. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên viết những lá thư hâm mộ công khai. Mạng internet là nơi phù hợp cho việc này. Hãy viết một bài blog về tác phẩm của người mà bạn yêu chuộng và liên kết nó đến trang của họ. Hãy làm gì đó và dâng hiến nó cho người hùng của bạn. Trả lời một câu hỏi của họ, giải quyết một vấn đề mà họ cần, hay đơn giản là góp ý cải thiện tác phẩm của họ và chia sẻ nó trên mạng.
Người hùng của bạn có thể sẽ thấy bài viết của bạn, và cũng có thể không. Có thể họ sẽ phản hồi hoặc không. Điều quan trọng ở đây là bạn đã thể hiện sự trân trọng của mình mà không mong chờ đền đáp, và bạn đã tạo ra thành quả từ sự trân trọng đó.
*CHỈ VÉ XE MỚI CẦN ĐƯỢC CÔNG NHẬN THÔI
Vấn đề với những sáng tạo là: đôi khi đến lúc mà mọi người nhận ra giá trị thực sự của những thứ bạn làm ra thì, có lẽ bạn đã phát ngán về nó rồi, hoặc bạn đã qua đời. Bạn không thể cứ đi tìm sự công nhận từ bên ngoài. Một khi bạn đưa tác phẩm của mình ra thế giới, bạn không thể nào kiểm soát được cách mọi người sẽ phản ứng và nhìn nhận nó.
Mẹo ở đây là hãy cố trở nên quá bận bịu để có thời gian để ý đến chúng.
*GIỮ MỘT TẬP LỜI KHEN (giữ nó lại phòng khi bạn cần sự nâng đỡ)
9. TRỞ NÊN NHÀM CHÁN (ĐÓ LÀ CÁCH DUY NHẤT ĐỂ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC)
“Hãy sống bình dị và có trật tự, để bạn có thể táo bạo và nguyên gốc trong tác phẩm của bạn”
*CHĂM SÓC BẢN THÂN
*TRÁNH XA NỢ NẦN
Hãy tự giúp mình bằng cách học về tiền bạc ngay khi bạn có thể. Hãy lập ngân sách cho mình. Sống trong khả năng của bạn. Tự chuẩn bị bữa trưa. Tiết kiệm từng xu một. Hãy tiết kiệm nhiều nhất có thể. Nhận được sự giáo dục bạn cần với giá càng rẻ càng tốt. Nghệ thuật nắm giữ tiền của nằm ở việc nói không với văn hoá tiêu pha.
*GIỮ LẤY CÔNG VIỆC KIẾM TIỀN
Bạn cần một công việc đem lại thu nhập hàng ngày.
Một công việc hàng ngày chu cấp cho bạn đủ tiền bạc, sự kết nối với thế giới và một thói quen sinh hoạt. Giải toả được căng thẳng về tài chính cũng có nghĩa là bạn có được tự do trong nghệ thuật.
Một công việc hàng ngày đưa bạn đi chung lới với những người khác. Hãy học hỏi từ họ, đánh cắp từ họ. Tôi đã nhận việc ở những nơi tôi nghĩ mình có thể học được những thứ có thể áp dụng vào tác phẩm của mình sau này.
Nhược điểm lớn nhất ở một công việc hàng ngày là nó tốn khá nhiều thời gian của bạn, nhưng lại bù đắp cho điều đó bằng cách tạo ra một nhịp sinh hoạt đều đặn mà bạn có thể sắp lịch để theo đuổi việc sáng tạo của mình.
Thiết lập và duy trì một nhịp sinh hoạt thậm chí còn quan trọng hơn là có quá nhiều thời gian. Sự trì trệ sẽ giết chết sáng tạo. Bạn phải luôn giữ nhịp điệu. Khi bạn lạc khỏi nhịp điệu đó, bạn sẽ sợ phải quay lại làm việc, bởi bạn biết nó sẽ rất tệ lúc khởi động lại - cho đến khi bạn lấy lại được thời gian biểu cũ.
Giải pháp thực sự rất đơn giản: Tìm thời gian mà bạn có thể tranh thủ dành ra và ghép vào nhịp sinh hoạt của mình. Hãy làm việc mỗi ngày, bất kể điều gì. Không nghỉ lễ, không nghỉ ốm. Đừng dừng lại. Bạn sẽ nhận thấy là hệ quả đinh luật Parkinson thường đúng: Công việc sẽ được hoàn thành trong khoảng thời gian cho phép.
Bí quyết là hãy tìm một công việc trong ngày với mức lương tốt, mà không khiến bạn mệt đến mửa mật, và giúp bạn có đủ năng lượng để sáng tạo trong thời gian rảnh rỗi. Công việc tốt không hẳn là dễ tìm, nhưng luôn có những việc làm như vậy.
*LÀM MỘT CUỐN LỊCH CHO MÌNH
*GIỮ MỘT CUỐN SỔ HÀNH TRÌNH: không nhất thiết là nhật ký, nó chỉ là một cuốn sổ nhỏ mà bạn liệt kê những việc bạn làm hàng ngày. Những dự án bạn đã làm, nơi bạn đi ăn trưa, bộ phim mà bạn đã xem…Nó dễ dàng hơn nhiều so với việc ghi nhật ký chi tiết và bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ hữu ích của việc ghi chép hàng ngày như thế, đặc biệt là sau một vài năm. Những chi tiết nhỏ sẽ giúp bạn nhớ những chi tiết lớn.
Ngày xưa, nhật ký hành trình là nơi để các thuỷ thủ theo dõi xem họ đã đi được bao xa và đó chính xác là những gì bạn đang làm - theo dõi quảng đường của bạn.
*CHỌN ĐÚNG BẠN ĐỜI: “Bạn đời” không chỉ có nghĩ là vợ/chồng của bạn, mà đó còn là người bạn kinh doanh cùng, người bạn kết thân, người bạn chọn ở cạnh…
10. SỰ SÁNG TẠO LÀ PHÉP TRỪ
*LỰA CHỌN THỨ CẦN LỌC BỎ: hãy viết một bài hát chỉ trong giờ ăn trưa. Vẽ một bức tranh mà chỉ dùng một màu. Kinh doanh mà không cần vốn khởi nghiệp. Quay một bộ phim chỉ với chiếc iPhone cùng một vài người bạn. Lắp ráp một thiết bị chỉ từ những bộ phận thừa…Đừng lấy cớ để không phải làm việc - hãy làm việc với lượng thời gian, không gian và vốn nguyên liệu mà bạn có trong hiện tại.
GIỜ THÌ SAO: HÃY ĐI DẠO; TẠO TIỆP TƯ LIỆU CỦA BẠN; ĐẾN THƯ VIỆN; MUA MỘT CUỐN SỔ VÀ HÃY DÙNG NÓ; TỰ TẠO CUỐN LỊCH RIÊNG; BẮT ĐẦU VIẾT SỔ HÀNH TRÌNH; BẮT ĐẦU VIẾT BLOG; CHỢP MẮT
Comments
Post a Comment